Cách bảo quản bình chữa cháy bột và CO2

Cách bảo quản bình chữa cháy bột

Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí Nito làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
  • A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
  • B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
  • C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam
Binh Chua Chay Bot 4kg
Binh Chua Chay Bot 4kg
Cách bảo quản bình chữa cháy bột:
  • Đặt bình chữa cháy bột ở nơi khô ráo, thoáng mát, cần tránh ánh sáng trực tiếp và có bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất bình ở mức an toàn là 50 độ C.
  • Nếu để bình ở phía bên ngoài cần phải có mái che hoặc là đựng trong hộp đựng bình chữa cháy chuyên dụng.
  • Khi di chuyển bình cần cẩn thận và nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh để bình tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao, thiết bị rung động dễ gây cháy nổ và không an toàn.
Cách bảo dưỡng và kiểm tra:
  • Trong quá trình sử dụng bình cần phải kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất theo định kỳ ít nhất là 3 tháng 1 lần.
  • Khi bình có kim chỉ báo dưới vạch xanh thì cần phải nạp thêm khí và bột vào bình theo chuẩn.
  • Bình chữa cháy bột sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
  • Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
  • Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
  • Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.
  • Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
  • Kiểm tra vòi, loa phun.
Ky Hieu Tren Binh Bot Chua Chay
Ky Hieu Tren Binh Bot Chua Chay

Cách bảo quản bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, kém hiệu quả với đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
CO2 + C = 2CO ­
CO2 + M = MO + CO ­
CO là khí độc và rất dễ nổ.
Nạp Bình Chữa Cháy
Nạp Bình Chữa Cháy

Cách bảo quản bình chữa cháy CO2:

  • Để nơi dễ thấy, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che; tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao
  • Bình khí đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.
  • Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập mạnh.
  • Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đ­ường vòi tắc,kẹt van.
  • Kiểm tra bằng quan sát và cân và so sánh với khối lượng ban đầu.
  • Tr­ước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải đư­ợc kiểm tra áp suất thuỷ tĩnh.
  • Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nư­ớc kiểm tra độ kín của bình.
Bình Chữa Cháy Mt3
Bình Chữa Cháy Mt3

Công ty An Bảo Việt chuyên cung cấp các dịch vụ chữa cháy như: Nạp bình chữa cháy, Cung cấp các thiết bị PCCC, báo giá bình chữa cháy,… đủ tiêu chuẩn của luật PCCC. Quý khách hàng có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.

One thought on “Cách bảo quản bình chữa cháy bột và CO2

  1. Pingback: 88 Bài Viết Về Cách Bảo Quản Bình Chữa Cháy Co2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *