Nội dung
Thiết bị PCCC mùa cao điểm
Đặc biệt tháng 4 là thời điểm bắt đầu mùa nắng nóng, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, chủ động phòng ngừa nguy cơ cháy nổ; đảm bảo sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện chữa cháy kịp thời, hiệu quả khi có cháy nổ xảy ra. Chủ động PCCC cho mùa khô.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
1. Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
3. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.
4. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.
5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
6. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.
7. Không lập bàn thờ để thờ cúng, đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.
8. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
9. Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định; cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định.
10. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
11. Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.
12. Thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ.
13. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
14. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
15. Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết như hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường, bình chữa cháy để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
16. Khi cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Lực lượng PCCC cơ sở triển khai các biện pháp chữa cháy, di chuyển tài sản theo chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy tại chỗ (người có chức vụ cao nhất của cơ sở). Gọi điện thoại qua số 114 hoặc đội dân phòng, Chính quyền, Công an xã gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy theo tình huống đã dự kiến.
Đội với hộ gia đình, cá nhân.
1. Khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện phải tính toán, thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC. Không được dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn và không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn để tránh trường hợp quá tải gây cháy, nổ.
2. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ điện có mức độ an toàn cao tự động ngắt điện chống quá tải, chập cháy cho đường dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện có công suất lớn.
3. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong một ổ cắm, không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm; không được dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện, không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tuỳ tiện, để hở các mối nối dây điện.
4. Không nên dùng dây điện trần để dẫn điện, nên dùng dây dẫn điện đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, phải luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao. Không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy.
5. Khi sử dụng các thiết bị như bàn là, bếp điện, các thiết bị điện có gia nhiệt phải có người trông coi. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
6. Không để các chất dễ cháy, như: mút xốp, giấy, bông, vải, sợi… gần các thiết bị, dụng cụ điện. Trước khi ra khỏi phòng phải đóng, ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết và tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt.
7. Phải thường xuyên và định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu mất an toàn về PCCC do điện và kịp thời khắc phục nhằm hạn chế các nguy cơ cháy, nổ xảy ra.
8. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Không để nhiều đồ dùng dễ cháy nơi đun nấu.
– Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van gas.
– Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.
9. Mỗi cơ quan, gia đình bố trí lối thoát nạn an toàn hoặc các lối ra khẩn cấp ở ban công, lôgia, lối lên mái,…Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện PCCC để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
10. Khi cháy xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cháy ngay cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm
Gọi điện thoại cho đội PCCC qua số 114 hoặc đội dân phòng, Chính quyền, Công an xã gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy theo tình huống đã dự kiến.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy gia đình là các vật dụng bạn nhất định phải có trong gia đình mình. Bởi các sự cố về cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đôi khi bạn không thể nào lường trước được điều đó. Chính vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn các thiết bị này. Chính nó sẽ giúp bạn có thể kịp thời khắc phục sự cố và từ đó hạn chế các thiệt hại cả về người về tài sản. Dẫu tầm quan trọng của các thiết bị này rất lớn nhưng nhiều gia đình vẫn chưa thực sự chú tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thiết bị PCCC mà gia đình bạn nên mua nhé!
Mua thiết bị phòng cháy chữa cháy gia đình ở đâu?
Đồng hành cùng An Bảo Việt để luôn được an toàn
An Bảo Việt chung tay cùng khách hàng vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19!
Để hỗ trợ khách hàng trong việc đảm bảo an toàn cháy nổ cho mùa khô sắp tới, Chúng tôi đang có chương trình “Chung tay cùng khách hàng mùa COVID” giảm giá đến 20% cho đơn hàng bảo dưỡng, nạp sạc bình chữa cháy và nhiều ưu đãi khác!
Chỉ cần 60.000đ bạn đã yên tâm đối phó với sự cố hỏa hoạn bất ngờ! Đừng chần chừ, hãy gọi ngay
091 808 7684, chúng tôi sẽ phục vụ bạn:
- Miễn phí vận chuyển 2 chiều
- Miễn phí lắp đặt đúng tiêu chuẩn PCCC
- Miễn phí thay thế phụ kiện dây, loa phun,..
- Miễn phí hướng dẫn sử dụng
Dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy của chúng tôi luôn tuân thủ đúng quy chuẩn của nghị định 79/NĐ-CP/2014 và Thông tư 52/2014/TT-BCA về PCCC
Công ty TNHH Thương mại Kỹ Thuật AN BẢO VIỆT cung cấp đầy đủ các thiết bị theo tiêu chuẩn PCCC quy định tại Thông tư 150/2020/TT-BCA. Vui lòng liên hệ hotline: 091 808 7684/ 093 279 0186 để được tư vấn
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT AN BẢO VIỆT
Địa chỉ: 105/66 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 091 808 7684 / 093 279 0186.
Email: chi.tranabv@gmail.com hoặc info@anbaoviet.com